Tên miền là gì? Các loại tên miền và cách thức hoạt động
Tên miền là gì là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Tên miền hoặc Domain name là một phần không thể thiếu quyết định sự tồn tại của một website. Bên cạnh Web hosting được ví như một cái hộp và dữ liệu của website là những thứ được chứa đựng trong cái hộp đó thì Domain name chính là chiếc chìa khóa để mở nắp chiếc hộp. Đơn giản vậy thôi, và để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách thức hoạt động và các loại Tên miền thì mời các bạn theo dõi những nội dung bên dưới nhé!
Tên miền là gì?
Tên miền là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh, cố định. Nó giống như là địa chỉ nhà hay mã zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường cho hàng hóa lưu thông, một trình duyệt cũng cần một tên miền để dẫn đường tới nơi chứa website của bạn (web server).
Khi một công ty (hoặc một người) mua tên miền, họ có thể chỉ định hay kết nối tới Web server mong muốn. Một website trên internet cần ít nhất 2 thành phần là Web server và Tên miền để hoạt động bình thường.
- Web server là một máy tính chứa file và database tạo nên website của bạn. Rồi gửi nó đi ra internet mỗi khi có người truy cập vào site của bạn từ máy chủ họ.
- Tên miền là tên mọi người gõ lên trình duyệt, sau đó vì tên miền đã trỏ về địa chỉ web server, nên trình duyệt có thể gửi yêu cầu truy cập web server đó. Nếu không có tên miền, muốn truy cập website người ta phải gõ một dãy số IP khó nhớ – không ai muốn làm chuyện này cả.
Cách thức hoạt động của tên miền
Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn. Một tên miền (domain name) giống như một địa chỉ nhà vì đó là cách mọi người tìm thấy bạn trên World Wide Web.
Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi thanh trên đầu trình duyệt web là thanh địa chỉ – đó là nơi bạn nhập tên miền để tìm một trang web. Nếu một tên miền giống như địa chỉ thì máy chủ (hosting) chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một trang web, bạn đặt tên miền để trỏ đến máy chủ để khi mọi người muốn tìm trang web của bạn thì họ có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đó. Nếu không có tên miền, khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP (ví dụ 100.90.80.70) của máy chủ. Hầu hết các trang web bạn truy cập đều sử dụng tên miền.
Ví dụ: Hostinger.vn, Google.com, Facebook.com là tên miền của các công ty Internet. Tên miền – domain name cũng có thể khả năng chuyển hướng, tức là khi người khác truy cập vào một tên miền, họ sẽ được đưa tới tên khác. Hữu dụng trong trường hợp tạo chiến dịch marketing, microsites, hay chuyển người truy cập tới trang nhất định trên website chính. Đặc biệt nó cũng hỗ trợ nhiều cho việc người dùng gõ sai lỗi chính tả, hay gõ tắt. Ví dụ nếu truy cập www.fb.com, bạn sẽ được đưa đến www.facebook.com.
Các loại tên miền
TLD – Top level domain là gì?
TLD là viết tắt của ‘top-level domain’ – tên miền cấp cao nhất – là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Hoặc có thể hiểu nó là phần đầu tiên từ phải sang trái của một tên miền.
TLDs bao gồm cả ccTLDs và gTLDs, mà chúng tôi sẽ nói ngay sau đây. TLDs có thể được chia thành hai loại khác: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như ta thường thấy. Nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài. Hãy luôn chọn gTLD hoặc ccTLD
gTLDs – Generic top-level domain
Tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top-level domains) là một top-level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia.
Nó bao gồm các miền nổi tiếng như .com, .org và .net. cũng như những cái tên mới nổi khác như .xyz, .biz, .tech, .club, .online, .shop, và tên miền .store.
.net, ban đầu định dành cho nhà cung cấp internet (ISPs) nhưng sau này được mọi người dùng cho mọi mục đích. Còn .org thì được dùng cho các tổ chức phi chính phủ nhưng trên thực tế cũng không có ràng buộc.
ccTLD – Country-code top-level domain
Tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs – country-code top-level domain) là một loại TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể theo mã ISO. Ví dụ .vn cho Việt Nam, .us cho United States (Mỹ), .in cho Ấn Độ, .es cho Tây Ban Nha.
Chúng thường được dùng bởi các công ty có site riêng cho thị trường nhất định và là dấu hiệu cho thấy người dùng đã truy cập đúng địa chỉ quốc gia (có ngôn ngữ địa phương) của một công ty.
sTLDs – Tên Miền Cấp Cao Nhất Được Tài Trợ
Các tên miền này khá hạn chế đối với một số tổ chức và nhóm nhất định. Các ví dụ phổ biến bao gồm .gov cho các trang web của chính phủ, .edu cho các tổ chức giáo dục và .post cho các dịch vụ bưu chính, .mil (quân đội), .asia được tài trợ bở DotAsia dùng cho các công ty thị trường hướng đến châu Á.
Infrastructure Top-Level Domain – Tên miền hạ tầng
Nó chỉ bao gồm một tên miền, là .arpa, đại diện cho ARPA (Vùng Tham Số Địa Chỉ và Định Tuyến). Tên miền này chủ yếu được dành riêng cho ICANN để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng internet.
Các loại domain name khác
Subdomain – tên miền thứ cấp
Về Subdomain tôi đã có một bài viết cụ thể cho các bạn ở đây:
Dịch vụ cài đặt và cung cấp tên miền cho website WordPress
Như vậy, qua bài viết trên mà Web MTP chia sẻ cũng đã giải đáp các thắc mắc về khái niệm Tên miền và cách thức hoạt động của tên miền đối với website. Tuy nhiên, để có thể tiến hành thiết lập cũng như cài đặt tên miền để website hoạt động đòi hỏi kiến thức chuyên môn về kỹ thuật của người làm web. Việc tìm một đơn vị cung cấp và cài đặt tên miền là việc cần thiết.
Web MTP tự hào với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp kết hợp cùng các kỹ năng thiết kế, lập trình và chăm sóc website từ các lập trình viên sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng xây dựng một website có độ bảo mật cao, 100% chuẩn SEO, tốc độ load trang “tiêu chuẩn”, nội dung thu hút, tăng traffic và tăng thứ hạng website lên TOP nhanh chóng.
Nếu bạn đang có nhu cầu thuê thiết lập bảo mật cho website của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại:
Website: https://webmtp.com/
Hotline: 0931 91 23 79
Email: tung@webmtp.com
Web MTP Hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng!
Tìm hiểu về Google Analytics và cách sử dụng Google Analytics cho người mới bắt đầu
Mời bạn xem nhiều bài hấp dẫn khác
Mời bạn đọc thêm